Kỹ năng giao tiếp với trẻ mầm non hiệu quả nhất

Kỹ năng giao tiếp với trẻ mầm non là một kỹ năng vô cùng quan trọng và có sức ảnh hưởng lớn đến quá trình phát triển của trẻ nhỏ. Nhờ có ngôn ngữ giao tiếp mà trẻ nhỏ có thể bày tỏ những suy nghĩ, quan điểm, cảm xúc và mong muốn cá nhân của mình đến với mọi người xung quanh một cách dễ dàng hơn.
Phát triển khả năng giao tiếp sẽ giúp trẻ biết cách thấu hiểu, biểu đạt và giao tiếp, hiểu rõ về cách ứng xử và giao tiếp tốt với tất cả mọi người xung quanh. Để hiểu và có được kỹ năng này, bậc phụ huynh và các giáo viên cần phải tìm hiểu các phương pháp phù hợp. Nội dung bài viết sau đây sẽ được Fuji chia sẻ với các bậc phụ huynh và giáo viên về những kỹ năng giao tiếp với trẻ mầm non hiệu quả nhất.
Kỹ năng giao tiếp được xem là tiền đề quan trọng đối với sự phát triển toàn diện của mỗi trẻ nhỏ
Trẻ ở độ tuổi mầm non đang trong quá trình hình thành phát triển về mặt ngôn ngữ, nên đôi khi trẻ sẽ không biết diễn đạt suy nghĩ của riêng mình. Bên cạnh đó, ở lứa tuổi đang hiếu động, hay tò mò và háo hức khám phá nhưng lại nhạy cảm với thái độ, cử chỉ của người lớn thì việc bậc cha mẹ và giáo viên cần nắm vững kỹ năng giao tiếp với trẻ để trở nên chuyên nghiệp hơn, góp phần giúp chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ mầm non hiệu quả.
Để có thể nâng cao khả năng giao tiếp với trẻ, bạn đọc hãy tham khảo và áp dụng các kỹ năng mà hầu hết các trường mầm non Hải Châu đã áp dụng một cách hiệu quả và đơn giản sau đây nhé:
Dành thời gian trò chuyện với trẻ
Trò chuyện trực tiếp với trẻ là một cách hữu ích để giúp trẻ rèn luyện và nâng cao được khả năng giao tiếp. Trẻ mầm non có nhiều hứng thú với những hoạt động và những điều mới lạ diễn ra xung quanh cuộc sống của mình.
Thầy cô hãy dành nhiều thời gian hơn để trò chuyện và lắng nghe con trẻ
Chính vì vậy, các bậc phụ huynh hãy cùng trẻ tham gia khám phá và chủ động giải thích cho trẻ hiểu về những sự vật, sự việc mà trẻ đang quan tâm. Hãy dành nhiều thời gian hơn cho con trẻ để cùng con trò chuyện, chia sẻ, tâm sự về những điều đang diễn ra hằng ngày xung quanh bé.
Xây dựng môi trường giao tiếp lành mạnh
Ngay cả khi đang ở trường hoặc những khi ở nhà, bên ngoài xã hội thì ba mẹ và thầy cô cần cần xây dựng và tạo ra cho con một môi trường giao tiếp lành mạnh, năng động để việc giáo dục và rèn luyện trẻ về khả năng tương tác, kết nối của trẻ nhỏ giúp con có thể thoải mái, tự tin thể hiện bản thân, dám bày tỏ các những quan điểm cá nhân. Ba mẹ và thầy cô chính là những người bạn đồng hành bên cạnh khích lệ bé kết nối với mọi người.
Trẻ tham gia các hoạt động theo nhóm cùng bạn để tăng khả năng tương tác
Thông qua các hoạt động vừa học vừa chơi như đóng kịch, kể chuyện,…sẽ giúp trẻ trở nên linh hoạt và chủ động hơn trong giao tiếp, nhờ đó mà trẻ cũng nhìn nhận và có cách ứng xử khôn khéo ở các tình huống khác nhau.
Khuyến khích trẻ tham gia kể chuyện, đọc thơ
Thầy cô và cha mẹ nên tạo ra mỗi trường, sân chơi cho trẻ để khuyến khích trẻ em tham gia các hoạt động kể chuyện, đọc thơ nhằm phát huy khả năng trò chuyện, hoạt ngôn. Đây là cách thức rất hiệu quả được áp dụng đa số ở các trường mầm non Đà Nẵng, được lồng ghép vào chương trình học để các bé có thể tạo ra thói quen kể chuyện với mọi người dù là trong đời sống hằng ngày.
Thông qua những câu chuyện và những bài thơ, trẻ mầm non vừa có thể rèn luyện được cách nghe, hiểu, ghi nhớ câu chuyện, đồng thời còn có thể thu thập thêm cho mình vốn từ vựng và khả năng sắp xếp từ ngữ. Phụ huynh hãy khuyến khích trẻ kể chuyện, tạo ra tình huống để trẻ có thể đọc thơ, nhờ vậy mà chúng có tác dụng giúp trẻ nâng cao các kỹ năng nghe, nói, đọc và viết để chuẩn bị hành trang vào lớp 1.
Tổ chức hoạt động ngoài trời cho bé
Các hoạt động ngoài trời sẽ giúp tạo ra cơ hội cho trẻ em tiếp xúc nhiều hơn với thế giới bên ngoài, giúp trẻ năng động và chủ động khám phá thêm nhiều điều mới mẻ hữu ích. Nếu trẻ được tham gia vào các hoạt động ngoài trời một cách thường xuyên thì sau đó trẻ có thể giao lưu với mọi người một cách tự nhiên, chủ động tham gia các hoạt động hữu ích hơn cho tập thể, xã hội.
Kích thích và tôn trọng ý kiến của con
Để phát triển kỹ năng giao tiếp ở bên trong trẻ mầm non, bạn nên biết cách lắng nghe, để ý, tôn trọng và dịu dàng với lời nói, câu từ của trẻ. Sẽ không có bất kỳ một đứa trẻ nào mong muốn giao tiếp nếu đối phương thể hiện thái độ không chịu lắng nghe, trẻ có thể bị mọi người chung quanh cười chê, chọc ghẹo và xem thường khi trẻ muốn đưa ra một ý kiến, mong muốn nào đó của chính mình.
Phụ huynh và giao viên nên tôn trọng ý kiến cá nhân của bé
Vì vậy, các vị phụ huynh và giáo viên của trẻ cần phải lưu tâm và để ý đến lời nói của trẻ, hãy biết cách lắng nghe và tôn trọng. Khi trẻ muốn bày tỏ, trò chuyện, bạn hãy dành nhiều thời gian để có thể tương tác với trẻ nhiều hơn hoặc giải thích ngắn gọn, dễ hiểu để trẻ hiểu rằng lý do bạn không thể trò chuyện với trẻ vào lúc đó, và trẻ nên hiểu tầm quan trọng của giao tiếp hằng ngày.
Luôn sẵn sàng để tương tác với trẻ
Để tăng kỹ năng giao tiếp với trẻ mầm non thì quý phụ huynh cần phải chuẩn bị sẵn sàng một tâm lý vui tươi, niềm nở, có năng lượng để có thể tương tác, trò chuyện với trẻ trong nhiều tình huống khác nhau. Trẻ sẽ luôn tò mò về mọi thứ ở thế giới xung quanh, đặc biệt là khi trẻ bắt đầu tập nói và biết cách bày tỏ ý kiến, cảm xúc và suy nghĩ cá nhân.
Chính vì vậy, khi bé muốn đưa ra một câu hỏi hoặc muốn chia sẻ với ba mẹ, thầy cô về một vấn đề nào đó thì ba mẹ và thầy cô cần phải sẵn sàng chuẩn bị giải đáp, lắng nghe. Khi trẻ có tương tác tốt với những người xung quanh, trẻ sẽ dần có thể tìm hiểu thêm về cuộc sống cũng như những điều mới lạ xung quanh và được trải nghiệm nhiều thứ mà mình yêu thích.
Sưu tầm trò chơi giúp phát triển kỹ năng giao tiếp với trẻ mầm non
Một số trò chơi mà giáo viên và phụ huynh có thể áp dụng để phát triển kỹ năng giao tiếp của trẻ như,
- Tham gia đóng kịch
- Chơi giải câu đố
- Thi kể chuyện cùng nhau
- Xem tranh đoán con vật
- Thi nghe hát
- Bịt mắt bắt dê
Hướng dẫn bé tham gia các trò chơi thông minh để tăng sự tương tác của trẻ và giáo viên
Ngoài ra, đồ chơi thông minh hiện nay mang lại rất nhiều lợi ích cho khả năng giao tiếp của trẻ. Khi trẻ chơi các đồ chơi thông minh sẽ tạo môi trường phát triển tư duy lành mạnh đồng thời có thể kích thích trí tưởng tượng.
Đặc biệt việc trẻ tiếp xúc với những trò chơi thông minh sẽ khiến trẻ trở nên mạnh dạn hơn, tự tin hơn để sẵn sàng hỏi giáo viên, từ đó tăng khả năng giao tiếp ngôn ngữ và tư duy của trẻ hơn với người lớn. Cha mẹ nên cho con chơi các đồ chơi thông minh như đồ chơi nhận biết bằng hình ảnh, các loại thẻ hình ảnh/ vật dụng/ hoa quả, các loại cờ vua, đồ chơi ghép hình, cờ tướng, đồ chơi rút gỗ,…
Hy vọng rằng thông qua bài viết này sẽ giúp các bậc phụ huynh áp dụng một cách đúng đắn và hiệu quả các phương pháp để giúp trẻ có khả năng hình thành và phát triển kỹ năng giao tiếp. Môi trường mầm non quốc tế kiểu Nhật tại FUJI INFINITY với đội ngũ giáo viên đã được rèn luyện kỹ năng giao tiếp với trẻ sẽ giúp các bậc phụ huynh đỡ đi được phần nào những lo lắng trong quá trình trò chuyện cùng trẻ.