Biện pháp xây dựng môi trường chữ viết cho trẻ mầm non

Xây dựng môi trường chữ viết cho trẻ mầm non là một hoạt động không thể thiếu trong lớp học của các bé. Hoạt động này rất quan trọng và đòi hỏi giáo viên mầm non cần phải tạo ra một môi trường luyện tập thường xuyên để giúp trẻ có hứng thú trong việc làm quen với chữ cái.
Vậy có những biện pháp hữu ích nào để giáo viên có thể lồng ghép môi trường chữ cái và môi trường sinh hoạt của bé một cách hài hòa, tự nhiên thì hãy cùng Fuji Infinity tìm hiểu ngay sau đây nhé!
Có 03 biện pháp hiệu quả nhất đã và đang được áp dụng rộng rãi tại các trường mầm non Đà Nẵng, đó là:
Xây dựng môi trường chữ viết theo hướng STEAM
Một môi trường lớp học khang trang, ngăn nắp, được phân khu vực rõ ràng, trang trí đẹp nhiều màu sắc chính là một yếu tố truyền cảm hứng học tập cho trẻ mầm non.
Vì vậy, thông qua không gian tại trường học giáo viên có thể trang trí những bảng chữ cái hoặc chữ cái đơn ở những khu vực mà trẻ thường xuyên để ý đến, ví dụ như: nơi treo khăn, cốc của bé, kí hiệu ghế, cờ bé ngoan, bàn chải đánh răng,… như vậy trẻ có thể dễ dàng nhìn thấy, tập đọc và thường xuyên thắc mắc về chữ cái.
Hành động này sẽ khiến trẻ dễ tiếp nhận và mặc định chữ cái là cần thiết đối với mọi hoạt động diễn ra xung quanh trẻ. Dần dần trẻ có thể thích nghi, vừa học vừa chơi với các chữ cái ở mọi lúc mọi nơi.
Các bé tại trường mầm non kiểu Nhật đang sinh hoạt trong môi trường chữ viết cùng giáo viên
Lên kế hoạch về khung giờ học chữ cái
Có 9 chủ đề về chữ cái trong một năm học, đầu tiên giáo viên xây dựng, phân chia những chủ đề phù hợp với bộ chữ cái sao cho phù hợp để các bé dễ tiếp cận và vận dụng.
Sau đó, bắt đầu lập ra một kế hoạch chia khung giờ và hoạt động cụ thể cho mỗi chủ đề của bộ chữ cái đó và kết hợp cùng phương pháp STEAM.
Ví dụ: Chủ đề “gia đình của bé” đi với bộ chữ: e, ê. Trong đó có 5 thành phần STEAM như sau:
- Khoa học: cấu tạo, đặc điểm giống và khác nhau chữ cái e, ê
- Công nghệ: sử dụng vật liệu, dụng cụ tạo ra chữ cái e, ê
- Kỹ thuật: các bước để tạo ra chữ cái e, ê
- Nghệ thuật: sự khéo léo khi trẻ trang trí tạo ra chữ e, ê
- Toán: trẻ học số đếm
Các bé tham gia hoạt động theo một lịch trình khoa học
Tìm hiểu và tạo ra những trò chơi liên quan đến chữ cái hấp dẫn cho trẻ
Trẻ mầm non nên “chơi mà học, học mà chơi”. Bởi lẽ trẻ sẽ rất hiếu động, tò mò và tìm hiểu về thế giới xung quanh. Trẻ sẽ tự động tiếp thu những kiến thức thông qua các hoạt động vui chơi, chính vì vậy những khái niệm ban đầu, những kiến thức nền tảng rất là quan trọng và tạo ấn tượng mạnh cho bé.
Vì vậy, việc thiết kế ra các trò chơi có lồng ghép chữ cái cũng là một biện pháp xây dựng môi trường chữ viết cho trẻ mầm non hiệu quả.
Giáo viên phải biết cách tạo ra nhiều chủ đề gây hứng thú cho bé
Ví dụ như một trò chơi tiêu biểu: “Trò chơi kết bạn”
Cô giáo chuẩn bị cho trẻ các nét tạo thành chữ cái e, ê từ bìa carton sau đó cô phát cho mỗi trẻ một nét, cô cho trẻ đi vòng tròn trong một bản nhạc khi kết thúc bản nhạc cô yêu cầu trẻ kết bạn để tạo ra chữ cái, nếu trẻ nào không tìm được bạn cho mình trẻ đó phải nhảy lò cò.
Hiệu quả của các biện pháp trên
Đối với trẻ
- Trẻ có được khả năng phát âm đúng, nhanh, chuẩn những chữ cái.
- Trẻ có khả năng nhớ chữ cái lâu hơn.
- Trẻ biểu lộ sự mạnh dạn, tự tin, yêu thích khi làm quen với chữ cái.
Đối với giáo viên
- Nâng cao được kỹ năng dạy chữ cái cho trẻ.
- Chủ động sưu tầm, tìm hiểu và thiết kế được nhiều trò chơi chữ cái hay có tác dụng nhận biết chữ cái và rèn phát âm đưa vào dạy trẻ.
- Kết hợp chặt chẽ với phụ huynh, tạo uy tín tiềm năng đối với phụ huynh và với trẻ, được phụ huynh tín nhiệm.
Xây dựng môi trường chữ viết giúp trẻ mạnh dạn và tự tin khi giao tiếp hơn
Đối với phụ huynh
Giao tiếp giữa cha mẹ và con cái gần gũi và thường xuyên, chia sẻ với con hơn, ít nuông chiều trẻ.
Vì vậy việc xây dựng một môi trường chữ cái tiếp cận với trẻ thường xuyên là một hoạt động mà mỗi giáo viên cần nghiên cứu và ứng dụng trực tiếp vào các hoạt động sao cho phù hợp và luôn hướng việc xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm.
Tuy nhiên các giáo viên tại các trường mầm non nói chung cũng như trường mầm non Hải Châu nói riêng nên lưu ý rằng, khi tạo môi trường cần phải đảm bảo tính thẩm mỹ, phù hợp với chủ đề, đề tài và trò chơi. Môi trường học tập, vui chơi, sinh hoạt cần phải thường xuyên thay đổi nhiều nội dung và hình thức một cách linh hoạt, tổ chức những buổi học khiến trẻ không bị nhàm chán.
Hy vọng từ những biện pháp mà chúng tôi chia sẻ ở trên sẽ giúp trẻ nhanh nhớ, phát âm chính xác các chữ cái. Trẻ sẽ mạnh dạn tự tin, yêu thích môn học đồng thời phát triển ngôn ngữ mạch lạc, óc sáng tạo, tư duy logic… chuẩn bị tâm thế tốt nhất cho trẻ bước vào lớp 1.